Trận đánh Trận_Narva_(1700)

Diễn biến

Họa phẩm trận Narva năm 1700

Vào tầm 2 giờ chiều, hai bên đã tập trung lực lượng xong xuôi và chuẩn bị tấn công. Thế nhưng, trời bắt đầu kéo mây đen ồ ạt, rồi một cơn mưa tuyết lớn trút xuống đầu binh sĩ hai bên. Tuyết quá lớn khiến cho pháo binh và súng trường của hai bên gần như không thể bắn được. Thế là trận đánh phải bị trì hoãn một lúc.

Trong giây phút ấy, các tướng của Karl đã yêu cầu nhà vua hãy trì hoãn cuộc tấn công cho đến khi hết bão do lo sợ sẽ bị tổn thất lớn vì trời mưa tuyết. Thế nhưng, ông Trời đã phù hộ cho quân Thụy Điển. Ngay lúc đó, gió vô tình đổi chiều, và tuyết rơi đập thẳng vào mắt của quân Nga. Karl và binh sĩ bây giờ không còn bị tuyết làm chắn tầm nhìn nữa. Theo suy tính của Karl, do tuyết đã đổi hướng sang phía quân Nga, nên địch sẽ bị mất tầm nhìn, không thể thấy gì hết. Khi đó, phát động một cuộc đột kích bất ngờ vào quân địch là rất phù hợp. Và rồi, vị vua trẻ của Thụy Điển ra lệnh cho binh sĩ của mình tấn công.

Thoạt đầu, Karl cho hai sư đoàn bộ binh tấn công chớp nhoáng. Trước mắt của những người lính Nga, họ không tin được chuyện gì đã xảy ra. Và khi họ bị quân Thụy Điển tấn công, họ chỉ như "đám cỏ dại ngoài đường chờ bị cắt rồi đem đi đốt." Ban đầu, quân Nga cố kháng cự trước đợt tấn công này và cũng giết được khoảng vài chục binh lính Thụy Điển. Tuy nhiên, với máu của Người Viking chảy trong huyết quản, quân Thụy Điển dùng súng lắp lưỡi lê và xông vào hàng ngũ quân Nga. Một cuộc thảm sát - theo đúng nghĩa, đã bắt đầu.

Một lá cờ của quân Nga bị Thụy Điển tịch thu trong trận Narva năm 1700

Theo kế hoạch, quân Thụy Điển đi dọc theo phía Nam và phía Bắc của hàng ngũ địch và bắt đầu xáo trộn quân Nga. Lính Thụy Điển giết không tha bất kì lính Nga nào trước mặt. Những người lính Nga "thiếu kinh nghiệm" ấy chỉ là "rơm cỏ" để cho "linh dương" Thụy Điển xâu xé, giẫm đạp. Trong trận đánh ngày hôm đó, chỉ có sự hỗn loạn và thảm cảnh kinh hoàng là duy nhất.

Những người lính Nga do không thể chịu đựng thảm cảnh kinh hoàng nên phải rút lui. Họ băng qua cây cầu Kamperholm, cây cầu duy nhất bắc qua sông Navora. Thế nhưng, do không thể chịu đựng sức nặng của mấy ngàn binh lính Nga đang hoảng loạn, nó đã bị sập, và hàng nghìn lính Nga đã chết cóng dưới làn nước băng giá.

Về phía tay phải (hoặc phía Bắc) của quân Nga, chỉ có hai lữ đoàn "Tương lai" (Lữ đoàn PreobrazhenskySemyonovsky) là vẫn còn tiếp tục thi hành quân lệnh. Họ dàn quân thành trận hình ô vuông, dùng những xe goòng vận tải bao quanh trận hình để chống lại sức tấn công ồ ạt của quân Thụy Điển.

Không ngại khó khăn, Karl thân chinh đem quân phá trận hình quân Nga và cổ vũ tinh thần binh sĩ. Thế nhưng, do đụng phải sự kháng cự quyết liệt từ phía đối phương, quân Thụy Điển phải rút về. Bản thân con ngựa mà Karl cưỡi trên lưng đã bị bắn chết.

Được khích lệ tinh thần, càng có nhiều tướng lĩnh và binh sĩ Nga quay lại để hỗ trợ cho hai lữ đoàn "ô vuông" đó, trong số đó có cả tướng Trubetskov và Golovin, bất chấp việc De Croy đã đầu hàng, và cả một số lính đang trên đường rút lui. Về phần tướng Weide ở cánh trái, mặc dù bị thương nặng trong lúc trận đánh đang bắt đầu, tuy nhiên ông vẫn cố gắng giữ cho binh sĩ của mình bình tĩnh, rồi chỉ huy cho quân Nga phản kích và đã thành công. Nhưng rồi sau đó, ông lại không thể hội quân với phần còn lại của quân Nga.

Quân Nga đầu hàng

"Quân Nga đầu hàng vua Karl", một trong những họa phẩm nổi tiếng về trận Narva năm 1700

Sau khi bị quân Thụy Điển tấn công bất ngờ, nhiều binh lính và tướng sĩ Nga đã có ý định đầu hàng. Ngược lại, quân Thụy Điển đã bị kiệt sức và không thể tiếp tục truy sát đám tàn quân Nga còn lại. Cánh phải quân Nga đầu hàng nhanh nhất, và Karl đồng ý cho họ quay về nếu họ chấp nhận để lại quân kỳ và vũ khí. Sau đó, tướng Weide ở cánh trái đầu hàng theo sau và phải để lại hiệu kỳ và vũ khí. Toàn bộ xe goòng vận tải và pháo các loại của quân Nga đã bị Thụy Điển tịch thu.

Hai bên Thụy Điển và Nga đồng ý cùng nhau sửa lại cây cầu Kamperholm đã bị sập trước đó. Nhiều chỉ huy cấp cao của quân Nga lần lượt đầu hàng và Karl hứa sẽ cho họ quay về nếu có thể đáp ứng những yêu sách mà ông đưa ra. Tuy nhiên, sau đó, Karl đã nuốt lời và bắt họ làm tù binh. Việc này được giải thích bằng việc họ không chấp nhận lấy số bạc mà quân Nga trao cho để được vua Karl cho quay về.

Tướng Sheremetev cùng đoàn kỵ binh lê dương của mình băng qua bờ trái sông Narva để tới Syrensk (ngày nay là Vasknarva, Nga ngày nay). Sau đó, ông cùng binh lính chạy thoát khỏi quân Thụy Điển.

Liên quan